BẢN TIN PHÁP LUẬT SỐ 01 - THÁNG 01/2023

13:39 | 05/01/2023
BẢN TIN PHÁP LUẬT SỐ 01 - THÁNG 01/2023
(TỪ NGÀY 21.12.2022 – 05.01.2023)
VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH
1. 04 Luật mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2023
Một trong những điểm nổi bật của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 là sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến quyền tác giả, đơn cử như:
- Cho phép tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm (quyền nhân thân của quyền tác giả) cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản theo quy định.
- Tác giả là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm. (Thay vì quy định tác giả là người tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm như nội dung tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP )
- Về đồng tác giả, trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả.
(Trong khi theo Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.)
- Bổ sung quy định về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật.
- Doanh nghiệp bảo hiểm không được kinh doanh bất động sản từ ngày 01/01/2028.
- Không quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm và thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm nhằm trong Luật Kinh doanh bảo hiểm để đảm bảo thống nhất với các quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu khởi kiện về hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết; hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm và dễ áp dụng hơn trên thực tế.
- Quy định 05 loại Hợp đồng bảo hiểm gồm: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe; Hợp đồng bảo hiểm tài sản; Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Đối với loại Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hàng hải; nội dung không quy định tại Bộ luật Hàng hải thì thực hiện theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
- Bãi bỏ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm từ ngày 01/01/2023.
Trên đây là một số điểm mới của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thay thế Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.
Đây là Luật mới thay thế cho Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013, với một số điểm nổi bật như sau:
- Về tuyển chọn công dân vào Cảnh sát cơ động:
Công dân Việt Nam không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe, độ tuổi phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tự nguyện thì được tuyển chọn vào Cảnh sát cơ động.
Cảnh sát cơ động được ưu tiên tuyển chọn trong các công dân vừa nêu những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ hoặc có năng khiếu, tài năng phù hợp để phục vụ lâu dài trong Cảnh sát cơ động.
- Bổ sung thêm quy định Nhà nước ưu tiên đầu tư trang bị hiện đại, nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ cho các hoạt động của Cảnh sát cơ động.
- 04 đối tượng được phép điều động Cảnh sát cơ động gồm: Bộ trưởng Bộ Công an; Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Chỉ huy đơn vị Cảnh sát cơ động.
- Về vị trí, chức năng của Cảnh sát cơ động: Đây là lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Công an nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Luật Điện ảnh 2022 thay thế Luật Điện ảnh 2006 và có một số điểm mới đáng chú ý sau đây:
- Kinh doanh dịch vụ phổ biến phim là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Luật mới không quy định phát hành phim là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Bổ sung các thuật ngữ như Công nghiệp điện ảnh, Phân loại phim, Phim Việt Nam, Trường quay và Địa điểm chiếu phim công cộng,...
- Chủ thể được phép phổ biến phim trên không gian mạng là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến phim theo quy định.
- Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ dụng bối cảnh quay phim tại Việt Nam: hồ sơ xin cấp phép yêu cầu có kịch bản tóm tắt phim và kịch bản chi tiết nội dung quay tại Việt Nam.
2. 08 Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2023
Từ ngày 01/01/2023, 08 Nghị định mới với những nội dung nổi bật sẽ bắt đầu có hiệu lực, bao gồm:
1. Nghị định 104/2022/NĐ-CP - 04 phương thức tra cứu thông tin cư trú của công dân khi không còn sổ hộ khẩu giấy
Ngày 21/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Trong đó, quy định 04 phương thức tra cứu thông tin cư trú của công dân khi không còn sổ hộ khẩu giấy bao gồm:
- Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia;
- Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID;
- Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp;
- Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Nghị định 71/2022/NĐ-CP - Sửa quy định về gói dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền cơ bản
Đây là nội dung tại Nghị định 71/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Cụ thể, nội dung thông tin trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được tổ chức thành các gói dịch vụ và dịch vụ. Trong đó, gói dịch vụ cơ bản được quy định như sau:
Gói dịch vụ cơ bản là gói dịch vụ mà đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền phải cung cấp đến thuê bao và phải được thể hiện trong hợp đồng cung cấp dịch vụ, bao gồm: các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu; có thể có các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài, cụ thể:
- Các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia phải được cung cấp đến tất cả thuê bao;
- Các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương phải được cung cấp đến các thuê bao tại địa phương nơi đơn vị cung cấp dịch vụ theo địa bàn hành chính, trừ trường hợp đơn vị cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ truyền dẫn, phát sóng không có khả năng chèn hoặc thay thế kênh chương trình;
- Điểm nhận tín hiệu kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu thực hiện theo thỏa thuận giữa cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình và đơn vị cung cấp dịch vụ.
Cơ quan báo chí quyết định điểm nhận tín hiệu từ Tổng khống chế của cơ quan báo chí hoặc từ một địa điểm có vị trí thuận lợi, gần nhất, phù hợp với các quy định của pháp luật để bảo đảm chất lượng tín hiệu và tiết kiệm chi phí truyền dẫn của đơn vị cung cấp dịch vụ;
- Các kênh chương trình nước ngoài và kênh chương trình trong nước khác do đơn vị cung cấp dịch vụ quyết định. (Quy định mới bổ sung)
(Hiện hành, gói dịch vụ cơ bản được quy định là gói dịch vụ bao gồm các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu theo quy định của Nhà nước mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền phải cung cấp đến thuê bao và phải được thể hiện trong hợp đồng cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.)
3. Nghị định 72/2022/NĐ-CP - Tiêu chí nhập khẩu đối với các thiết bị in áp dụng từ ngày 01/01/2023
Chính phủ ban hành Nghị định 72/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in và Nghị định 25/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in.
Theo đó, thiết bị in quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 72/2022/NĐ-CP), trước khi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải khai báo với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 28 Nghị định 60/2014/NĐ-CP (trừ máy in phun, máy in laser đơn màu hoặc đa màu có tốc độ in từ 60 tờ/phút (khổ A4) trở xuống hoặc có khổ in từ A3 trở xuống và máy in kim).
Tiêu chí nhập khẩu đối với các thiết bị in như sau:
- Đối với các thiết bị in quy định tại điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP, tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;
- Đối với các thiết bị in quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP, tuổi thiết bị không vượt quá 20 năm;
- Đối với các thiết bị in quy định tại điểm d khoản 5 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP, tuổi thiết bị không vượt quá 03 năm.
Trong đó, tuổi thiết bị là thời gian được xác định từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu của máy móc, thiết bị (tính theo năm); trong đó năm sản xuất ghi trên tem, nhãn hàng dưới hình thức in, dán, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên thiết bị; năm nhập khẩu là năm hàng hóa về đến cửa khẩu Việt Nam. (Quy định mới bổ sung)
(Hiện hành, chỉ quy định các thiết bị in khi nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và không yêu cầu tiêu chí về tuổi thiết bị.)
4. Nghị định 94/2022/NĐ-CP - Yếu tố tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn GDP, GRDP từ năm 2023
Nghị định 94/2022/NĐ-CP (thay thế Nghị định 97/2016/NĐ-CP) quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hiệu lực ngày 01/01/2023.
Theo đó, yếu tố tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP) quy định như sau:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện:
- Tổng hợp, xử lý thông tin đầu vào đã được thu thập ở Điều 8 Nghị định 94/2022/NĐ-CP .
- Tính các chỉ tiêu theo phạm vi cả nước gồm:
+ Tích lũy tài sản;
+ Tiêu dùng cuối cùng;
+ Trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Trị giá dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Giá trị sản xuất;
+ Chi phí trung gian;
+ Hệ thống chỉ số giá;
+ Thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm và các chỉ tiêu thống kê khác.
- Tính các chỉ tiêu theo phạm vi vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:
+ Giá trị sản xuất;
+ Chi phí trung gian;
+ Hệ thống chỉ số giá;
+ Thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm và các chỉ tiêu thống kê khác.
- Hoàn thiện, giải trình kết quả tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn GRDP sau khi thống nhất số liệu giữa trung ương và địa phương.
5. Nghị định 98/2022/NĐ-CP - Chỉ còn 25 đơn vị trong cơ cấu của Bộ Tư pháp
Từ ngày 01/01/2023, Bộ Tư pháp chỉ còn 25 đơn vị theo quy định tại Nghị định 98/2022/NĐ-CP (thay thế Nghị định 96/2017/NĐ-CP) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
Cụ thể, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp có sự điều chỉnh như sau:
- Giảm đi 02 đơn vị gồm: Vụ Thi đua - Khen thưởng và Cục Công tác phía Nam.
- Điều chỉnh Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thành Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Điều chỉnh Cục con nuôi thành Vụ con nuôi;
- Đổi tên Viện Khoa học pháp lý thành Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý.
Trong đó, có 20 tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 5 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật có 4 phòng, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có 3 phòng, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có 4 phòng, Vụ Pháp luật quốc tế có 4 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 3 phòng.
6. Nghị định 102/2022/NĐ-CP - Giảm 01 đơn vị trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đây là nội dung tại Nghị định 102/2022/NĐ-CP ngày 12/12/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó, từ ngày 01/01/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng cơ cấu tổ chức mới với những điều chỉnh như sau:
- Không còn Vụ Thi đua - Khen thưởng;
- Bổ sung Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;
- Không còn Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.
Vụ Chính sách tiền tệ có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Hợp tác quốc tế có 5 phòng. Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Thanh toán, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng.
Đồng thời, Vụ Quản lý ngoại hối, Sở Giao dịch tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo các quy định hiện hành cho đến khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Quản lý ngoại hối và Sở giao dịch.
Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng được hoàn thành các nhiệm vụ đang thực hiện cho đến khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện xong việc sắp xếp tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản của Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.
7. Nghị định 106/2022/NĐ-CP - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam áp dụng cơ cấu tổ chức mới từ ngày 01/01/2023
Đây là nội dung tại Nghị định 106/2022/NĐ-CP (thay thế Nghị định 60/2017/NĐ-CP) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Cụ thể, so với quy định hiện hành, cơ cấu Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam từ ngày 01/01/2023 được điều chỉnh như sau:
- Nhập Ban Tổ chức - Cán bộ và Ban Kiểm tra thành Ban Tổ chức - Cán bộ và Kiểm tra;
- Nhập Viện Khoa học năng lượng và Viện Công nghệ môi trường thành Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường;
- Bỏ đi 01 đơn vị là Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ.
Như vậy, sau khi điều chỉnh, cơ cấu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có 38 đơn vị.
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các Đề án kiện toàn, sắp xếp các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm bảo đảm theo đúng quy định, cụ thể như sau:
- Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang tiếp tục hoạt động đến hết năm 2024, sau đó thực hiện sáp nhập vào Viện Hải dương học quy định tại khoản 15 Điều 3 Nghị định 106/2022/NĐ-CP .
- Viện Khoa học năng lượng và Viện Công nghệ môi trường tiếp tục hoạt động đến hết năm 2023, sau đó thực hiện hợp nhất thành Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Nghị định 106/2022/NĐ-CP .
- Trung tâm Phát triển công nghệ cao và Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ tiếp tục hoạt động đến hết năm 2023, sau đó thực hiện hợp nhất thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao theo quy định tại khoản 35 Điều 3 Nghị định 106/2022/NĐ-CP .
8. Nghị định 108/2022/NĐ-CP - Cơ cấu tổ chức mới của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam được thay đổi từ ngày 01/01/2023 theo Nghị định 108/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Cụ thể, điều chỉnh cơ cấu tổ chức Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam từ ngày 01/01/2023 như sau:
- Không còn quy định về các đơn vị:
+ Viện Nghiên cứu Kinh thành;
+ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam;
+ Trung tâm Phân tích và Dự báo.
- Nhập Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á và Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông thành Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi.
Trong đó, có 5 đơn vị chuyên môn giúp việc cho Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Văn phòng được tổ chức 10 phòng), 29 đơn vị là các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, 04 đơn vị là các đơn vị sự nghiệp công lập khác.
Xem thêm tại Nghị định 108/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 thay thế Nghị định 99/2017/NĐ-CP .
3. Thông tư 08/2022/TT-BTP - Những việc Thừa phát lại không được làm trong quan hệ với người yêu cầu
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 08/2022/TT-BTP về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại, có hiệu lực từ ngày 22/12/2022.
Trong đó, quy định những việc Thừa phát lại không được làm trong quan hệ với người yêu cầu, bao gồm:
- Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người yêu cầu.
- Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
- Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện yêu cầu.
- Nhận thực hiện yêu cầu trong trường hợp mục đích và nội dung của yêu cầu vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại.
- Lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền, lợi ích của chính mình với người yêu cầu, những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
- Tư vấn, xúi giục, thông đồng, tạo điều kiện cho người yêu cầu thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
- Gây áp lực, ép buộc, lừa dối, đe dọa, chiết khấu hoặc đưa ra hứa hẹn nhằm lôi kéo người yêu cầu phải sử dụng dịch vụ.
- Câu kết, thông đồng với người yêu cầu, những người có liên quan làm sai lệch nội dung của vi bằng, hồ sơ công việc đã thực hiện hoặc hành vi gian dối khác.
- Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.
- Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật
4. Thông tư 74/2022/TT-BTC - 04 hình thức nộp phí, lệ phí từ ngày 22/12/2022
Thông tư 74/2022/TT-BTC quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 22/12/2022. 
Theo đó, cá nhân, tổ chức nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí bằng 01 trong 04 hình thức sau:
- Thứ nhất, nộp phí, lệ phí theo hình thức không dùng tiền mặt vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng.
Đối với phí, lệ phí do NHNN thu, người nộp phí, lệ phí nộp vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng hoặc tại NHNN.
-Thứ hai, nộp phí vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.
- Thứ ba, nộp phí, lệ phí qua tài khoản của tổ chức nhận tiền khác với tổ chức thu phí, lệ phí (áp dụng đối với trường hợp thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Chính phủ).
- Thứ tư, nộp phí, lệ phí bằng tiền mặt cho tổ chức thu phí, lệ phí.
Tổ chức thu phí nộp toàn bộ tiền phí thu được vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại các Thông tư thu phí của Bộ Tài chính.
Tổ chức thu lệ phí nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo tháng theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
5. Công văn 9064/NHNN-TD - Siết tín dụng với trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản
Ngân hàng Nhà nước ban hành Công văn 9064/NHNN-TD về công tác tín dụng, lãi suất trong thời gian tới, có hiệu lực từ ngày 22/12/2022.
Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện một số nội dung sau:
- Tập trung cấp tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân,...
- Kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, chứng khoán, bất động sản.
- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022.
- Tiếp tục giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay theo Nghị quyết 43/2022/QH15 .
NHNN sẽ theo dõi các trường hợp TCTD tiếp tục tăng lãi suất và có biện pháp xử lý đối với các TCTD này
6. Chỉ thị 22/CT-TTg - Bảo đảm NLĐ được trả đủ lương, thưởng, nghỉ Tết đúng quy định
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 22/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, có hiệu lực từ ngày 23/12/2022.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi, nắm bắt tình hình lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, đặc biệt là những địa phương tập trung nhiều lao động, tạo thuận lợi cho NLĐ nghỉ Tết và trở lại làm việc sau Tết; quan tâm hỗ trợ NLĐ bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm.
Thực hiện các giải pháp duy trì chuỗi cung ứng nguồn nhân lực, đáp ứng kịp thời lao động cho doanh nghiệp trước và sau Tết Nguyên đán.
Tăng cường kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm công chức, viên chức, NLĐ được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng và bố trí nghỉ Tết đúng chế độ theo quy định.
Thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; chủ động xây dựng các giải pháp phòng ngừa, xử lý tranh chấp lao động có thể xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán.
Hỗ trợ, tạo điều kiện để bảo đảm NLĐ Việt Nam ở nước ngoài được đón Tết Nguyên đán theo phong tục, truyền thống của dân tộc và phù hợp với điều kiện thực tế.
7. Nghị quyết 170/NQ-CP - 09 nội dung trọng tâm của dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lấy ý kiến nhân dân
Chính phủ ban hành Nghị quyết 170/NQ-CP về Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 31/12/2022.
Trong đó, yêu cầu lấy ý kiến về một số vấn đề trọng tâm của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), gồm:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Phát triển quỹ đất;
- Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
- Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai;
- Cơ chế, chính sách tài chính, giá đất;
- Chế độ quản lý, sử dụng các loại đất;
- Phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực;
- Hộ gia đình sử dụng đất.
Chi tiết tại Phụ lục II Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 170/NQ-CP .
Thời gian lấy ý kiến nhân dân: Từ ngày 03/01/2023 đến ngày 15/3/2023.
8. Thông tư 32/2022/TT-BCT - Mẫu C/O RCEP xuất khẩu mới áp dụng từ ngày 01/01/2023
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 32/2022/TT-BCT sửa đổi Thông tư 05/2022/TT-BCT về Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Theo đó, thay thế phụ lục III về Mẫu C/O mẫu RCEP xuất khẩu và mẫu Tờ khai bổ sung C/O tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BCT bằng phụ lục II kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BCT .
Mẫu C/O mẫu RCEP xuất khẩu và mẫu Tờ khai bổ sung C/O mới này được áp dụng từ ngày 01/01/2023.
Bên cạnh đó, còn thay thế phụ lục I về Quy tắc cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BCT bằng phụ lục I kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BCT 
9. Thông tư 65/2022/TT-BTC - Điểm mới trong xác định số lợi bất chính do VPHC về thương mại
Nội dung đề cập tại Thông tư 65/2022/TT-BTC hướng dẫn Khoản 2, Điều 91 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 và thay thế Thông tư 149/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014.
Theo đó, số lợi bất hợp pháp có được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi VPHC và được tính bằng số tiền thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ vi phạm sau khi đã trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa, dịch vụ.
Căn cứ để xác định số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm có được do thực hiện hành vi VPHC bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ nhân (x) với đơn giá hàng hóa, dịch vụ trừ (-) chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa hoặc dịch vụ.
Lưu ý: Chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa hoặc dịch vụ được trừ khi tổ chức, cá nhân vi phạm có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó.
(So với hiện hành, thì Thông tư 65/2022/TT-BTC đã bổ sung “chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa hoặc dịch vụ” được trừ khi tính số tiền vi phạm).
10. Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP - Xác định tuổi của người gây thiệt hại ngoài hợp đồng
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06/9/2022 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Theo đó, hướng dẫn xác định tuổi của người gây thiệt hại theo quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự như sau:
Tuổi của người gây thiệt hại được tính tại thời điểm gây thiệt hại. Trường hợp không xác định được chính xác tuổi của người gây thiệt hại thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định như sau:
- Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh;
- Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh;
- Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh;
- Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh;
- Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.
Trường hợp kết quả giám định tuổi chỉ xác định được khoảng độ tuổi của người gây thiệt hại thì Tòa án lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi của họ.
Ví dụ: Kết luận giám định M có độ tuổi trong khoảng từ 13 tuổi 6 tháng đến 14 tuổi 2 tháng thì xác định tuổi của M là 13 tuổi 6 tháng.
11. Quyết định 2081/QĐ-NHNN - Tăng lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở lên 5% từ 01/01/2023
Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 2081/QĐ-NHNN về mức lãi suất của ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN, Thông tư 32/2014/TT-NHNN và Thông tư 25/2016/TT-NHNN, có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 và thay thế Quyết định 1956/QĐ-NHNN ngày 03/12/2021.
Theo đó, mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN, Thông tư 32/2014/TT-NHNN và Thông tư 25/2016/TT-NHNN là 5,0%/năm.
(Hiện hành, Quyết định 1956/QĐ-NHNN năm 2021 quy định mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở là 4,8%).
12. Quyết định 3618/QĐ-BHXH - Nội dung, thời gian giám định điều kiện thanh toán dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT
Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quyết định 3618/QĐ-BHXH về Quy trình giám định bảo hiểm y tế, có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 và thay thế Quyết định 1456/QĐ-BHXH ngày 01/12/2015.
Trong đó, quy định nội dung, thời gian giám định điều kiện thanh toán dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT như sau:
- Nội dung giám định điều kiện thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh:
+ Xác định dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.
+ Điều kiện về chỉ định và thực hiện dịch vụ kỹ thuật phù hợp với loại hình hoạt động, phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, thiết bị y tế, người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
+ Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Thời gian giám định và thời điểm áp dụng danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
+ BHXH tỉnh hoàn thành việc giám định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 17 Quy trình kèm theo Quyết định 3618/QĐ-BHXH trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng lần đầu với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, 03 ngày làm việc trong các trường hợp khác kể từ ngày nhận đủ tài liệu và danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nêu tại Điều 15 Quy trình kèm theo Quyết định 3618/QĐ-BHXH .
+ Thời điểm áp dụng danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trên Hệ thống thông tin giám định BHYT kể từ ngày nhận đủ tài liệu và danh mục của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT.