Vật liệu xây không nung: Sân chơi đã mở
(Báo Xây dựng) “Ngạn ngữ Việt Nam hiện đại có câu: Đổi mới phải bắt đầu từ tôi - với một lĩnh vực vật liệu có chặng đường bứt phá gian nan như vật liệu không nung (VLKN) -
|
Thời cơ đã chín..
Thưa Thứ trưởng, nhìn lại hơn chục năm “đánh vật” và dò dẫm tìm chỗ đứng trên thị trường Việt Nam của VLKN, không tránh khỏi nảy sinh những dấu hỏi nghi vấn… Ông có cho rằng VLKN tồn tại điểm yếu nào đấy và đó mới chính là nguyên nhân gây nên sự chậm trễ chứ không phải chỉ những nguyên nhân như chúng ta đã biết?
- Chắc chắn là không tồn tại bất cứ nghi vấn mơ hồ nào hết! Với rất nhiều ưu điểm nổi bật như: Kết cấu bền vững, trọng lượng nhẹ giúp giảm đáng kể tải trọng công trình lên móng và nền đất, “đầu vào” có thể tận dụng tối đa nguồn phế liệu khổng lồ tưởng như hoàn toàn vô dụng của các ngành sản xuất khác, lượng khí thải độc hại giảm rõ rệt... VLKN đàng hoàng trở thành “VLXD của tương lai” mà không ngại đối mặt với bất cứ nghi vấn nào. Ở các nước tiên tiến trên thế giới, người ta cũng không đặt dấu hỏi phức tạp cho VLKN. Còn tại sao chặng đường phát triển tại Việt Nam lại gian nan đến vậy? Tồn tại đã được chỉ ra: Các vấn đề về cơ chế, chính sách chính là yếu tố cốt lõi! Khi thói quen tiêu dùng gạch ngói đất sét nung đã ngấm vào máu hàng nghìn năm, khi thuế tài nguyên đất sét tính quá rẻ mạt nhưng lại được sản xuất khối lượng lớn, cộng tất cả “lợi thế” đó lại đặt lên bàn cân, rõ ràng VLKN không đủ sức đối chọi! Tiêu chuẩn kỹ thuật định mức là điều quan trọng nhất để vào được công trình xây dựng thì với VLKN lại… thiếu, dẫn tới không có cơ chế thanh quyết toán. Tiêu thụ ít, đương nhiên sản lượng thấp, đẩy giá thành - giá bán lên cao, sức cạnh tranh kém. Không thể mang kết quả đó để quy kết “tội” cho VLKN được…
Suy cho cùng, phải chăng chúng ta nên tự chất vấn mình, rằng ta đã làm gì để khơi dậy một xu thế sản xuất tiêu dùng đúng đắn chứ không phải tìm cách đổ lỗi hay ngụy biện?
- Tôi đồng ý! Mỗi một chủ thể tham gia vào tiến trình của VLKN đều phải ý thức rất rõ vai trò, trách nhiệm của mình chứ không thụ động trông chờ ai đó kéo ta vượt dốc được. Có khi chính sách đúng cũng không bảo đảm chắc chắn sẽ thành công đâu, còn cần nhiều yếu tố mà xưa nay vẫn gọi nôm na “thiên thời - địa lợi - nhân hòa”! Thế này nhé, mười mấy năm qua, VLKN cứ ì ạch mãi. Vậy mà vừa qua, các nhà sản xuất đột nhiên tỏ sự quan tâm đặc biệt. Dễ hiểu thôi, giá nhiên liệu than, dầu tăng đột biến và liên tục leo thang, trữ lượng mỏ sét giảm sút và tương lai gần sẽ bị áp thuế cao, các bài toán nguyên liệu, nhiên liệu vốn là thế mạnh của DN đất sét nung nay… lung lay. Đã đến lúc cần một giải pháp mới, DN quá ngấm điều này, họ bắt đầu dò dẫm tìm hiểu về VLKN. Đây chính là thời điểm hợp lý mà Bộ Xây dựng thấy rằng, cần nhanh chóng đề xuất Chính phủ tạo điều kiện triển khai mạnh mẽ chương trình VLKN. Rồi các nhà đầu tư, các nhà thầu, họ nhanh chóng tính ra lợi ích kinh tế to lớn của việc ứng dụng VLKN xây nhà cao tầng… Chính thời cơ chín muồi tạo ra thị trường, quản lý nhà nước nhanh chóng nhìn nhận và thúc đẩy thời cơ nhanh hơn, hiệu quả hơn. Nhận thức được quy luật để thúc đẩy nó, và chúng tôi đã làm được điều này.
Toàn xã hội phải nhập cuộc
Áp thuế suất thấp với tài nguyên và phí khí thải… nói cách khác về cơ chế ta đã thiếu công bằng cho DN VLKN so với DN vật liệu đất sét nung, nay các DN VLKN cũng quyết liệt xin giảm thuế cùng các điều kiện ưu đãi khác. Nếu được chấp thuận, có phải ta sẽ lặp lại sai lầm trong quá khứ, chuyển sang thiếu công bằng với vật liệu nung và gây giảm thu cho ngân sách?
- Nhìn đơn giản, có vẻ như Nhà nước bớt đi một khoản thu. Nghĩ vậy là phiến diện rồi! Chính phủ và Bộ Xây dựng chung quan điểm, sản phẩm có nhiều tính năng tốt, lợi ích cao, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài thì cần được ưu tiên phát triển. Lợi ích quốc gia còn là những điều không dễ đo đếm bằng tiền. Cần thấy rằng nguồn lực kinh tế hiện hạn, trong khi đó phía các DN sản xuất VLKN, họ dũng cảm và mạnh dạn hỗ trợ Chính phủ thực hiện định hướng các mục tiêu tiêu dùng đúng đắn, có chọn lựa, vậy thì giai đoạn đầu có thể phải tạo cơ chế kích cầu sản xuất, kích cầu tiêu dùng. Đáng lắm chứ! Về chuyện công bằng hay không với DN vật liệu nung, tôi thấy nên nói thế này mới đúng: Trước đây, họ tận dụng kẽ hở của pháp luật, nay Nhà nước nhìn ra và chấn chỉnh cho hợp lý. Đây chính là vấn đề đổi mới tư duy quản lý Nhà nước..
Nhưng thưa Thứ trưởng, “đổi mới về tư duy quản lý nhà nước ” thực chất là bài toán tổng hợp, nếu đổi mới mà thiếu đồng bộ thì có khi rất nhiệt tình, nhưng vẫn không thành…?
- Phát triển VLKN đúng là quá nhiều khó khăn sẽ phải vượt qua. Tất nhiên khó khăn nào cũng phải xử lý được, nhưng làm thế nào để giảm thiểu khó khăn khi triển khai mới là điều quan trọng hơn. Bộ Xây dựng xác định rất rõ: Trước hết phải xóa bỏ những rào cản từ chính những tồn tại trong cơ chế chính sách hiện hành trước. Nào là xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến sản xuất và sử dụng sản phẩm, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, lập danh mục các loại VLKN thay thế vật liệu nung, danh mục vật tư làm nguyên liệu sản xuất, xây dựng lộ trình cụ thể về sử dụng VLKN, các giải pháp về khoa học công nghệ... Không chỉ trong nội bộ Ngành, chúng tôi còn xây dựng chương trình tuyên truyền sâu rộng tới toàn xã hội nhằm định hướng lại thói quen tiêu dùng vật liệu xây, cổ vũ VLKN. Đây chính xác là chiến lược toàn diện bao gồm rất nhiều các “bài toán tổng hợp” phải tiếp tục thực hiện trong chặng đường còn rất dài. Toàn xã hội cũng phải nhập cuộc…
Làm giàu từ VLKN?
Với những ưu đãi và quan tâm toàn diện như vậy, ở góc độ một người từng kinh qua thực tiễn ngành sản xuất VLXD, Thứ trưởng có cho rằng, DN có thể làm giàu từ sản phẩm còn quá mới với thị trường Việt này?
- Làm giàu ư? Sản phẩm mới luôn đi kèm với cơ hội mới. Nhưng thành công phụ thuộc vào năng lực và nhiều yếu tố khác. Chả nói riêng VLKN đâu, ví dụ nói chuyện hàng phở, đều thực phẩm đó, đều là món được dân tình ưa chuộng cả, nhưng vẫn hàng đông hàng ế! Còn nghề gạch, chả thiếu gì chuyện nhà máy sản xuất không kịp bán, thế mà vẫn phá sản! Điều này không ai muốn, DN luôn phải tự thức tỉnh mình thôi, không ngừng sâu sát thị trường và nâng cao năng lực quản lý, điều hành thì dĩ nhiên cơ hội lớn sẽ mở ra…
Thưa Thứ trưởng, điều mà DN muốn tiến vào con đường sản xuất VLKN băn khoăn nhất lúc này là lựa chọn công nghệ thiết bị nguồn gốc nào để hiệu quả ca Thiết bị Trung Quốc để chóng khấu hao hay thiết bị nguồn gốc châu Âu?
- Cứ cho là máy móc châu Âu tốt hơn hẳn đi, nhưng quá đắt, sản phẩm giá cao có hợp lý với phân khúc thị trường của mình không? Điều này DN phải tự trả lời thôi. Tôi nghĩ, DN không nhiều vốn nhưng không có nghĩa không tiếp cận được máy móc tốt, nếu quản lý giỏi, tạo được nguồn lực đầu tư tiếp cũng rất hay. Chặng đường còn dài lắm, tôi nghĩ ngành VLKN chắc chắn phát triển mạnh, bởi dự báo năm 2020 cả nước cần đến 42 tỷ viên gạch thì tốc độ phát triển của ngành VLKN có nhanh cũng mới chỉ đáp ứng 35 - 40% nhu cầu đó. Thị trường rộng lớn đang mở ra, lăn tăn hay so đo quá mà không nhìn đại cục là không có lợi cho sự phát triển lâu dài.
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Căn hộ chung cư giá thấp hút khách
(15/06/2010)Lượt xem : 6322(Dân trí) - Ghi nhận tại Sàn giao dịch Bất động sản Viglacera những ngày đầu tháng 6/2010 cho thấy, các sản phẩm căn hộ giá từ 12 - 14 triệu đồng/m2 đều được khách hàng đăng ký mua hết.Chi tiếtChuyển giao quyền và nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ Bộ Xây dựng cho HĐQT Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị
(07/06/2010)Lượt xem : 6152Lễ ký chuyển giao được tổ chức tại Hà Nội ngày 2/6.Chi tiếtNhà cho người thu nhập thấp ở Phúc Yên
(03/06/2010)Lượt xem : 5951(Báo Vĩnh Phúc) Công ty cổ phần Viglacera Thăng Long -đây là doanh nghiệp duy nhất trên địa bàn Phúc Yên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung xây dựng nhà ở cho công nhân ngay trong công tyChi tiếtDu học tại chỗ để lấy bằng cao đẳng
(02/06/2010)Lượt xem : 5942(Báo Xây dựng) Nhân sự kiện thành lập và khởi công xây dựng trường CĐ nghề VIGLACERA - trường CĐ nghề đầu tiên của Việt Nam đào tạo các kỹ sư thực hành chuyên ngành sản xuất VLXD, phóng viên báo Xây dựng đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quốc Thái - Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Viglacera.Chi tiếtKhởi hiện thị trường gạch ngoại thất
(02/06/2010)Lượt xem : 6617Báo Xây dựng điện tử) Thị trường gạch ngoại thất (dùng để trang trí, che phủ bề ngoài công trình) ở Việt Nam hiện chưa lớn. Chiếm tỷ trọng lớn nhất hiện nay trong các sản phẩm che phủ bề mặt công trình vẫn là các loại sơn tường. Dường như có một thói quen khó thay đổi của người Việt Nam, nếu không sử dụng sơn làm vật liệu bao phủ thì nhất định những vật liệu “xếp hàng” liền kề sau đó phải là đá tự nhiên (hoặc nhân tạo), hoặc vật liệu cao cấp khác như kính, nhôm...v.v...Chi tiếtViglacera phát triển gắn với cộng đồng
(10/05/2010)Lượt xem : 6289(Báo Dân tộc và Phát triển) Trong chặng đường trên 35 năm xây dựng và phát triển, tên tuổi của Viglacera được biết đến không chỉ bởi Viglacera là một thương hiệu tiên phong và dẫn dắt trong ngành VLXD của Việt Nam mà còn bởi văn hóa doanh nghiệp thấm đậm tình người.Chi tiết