Viglacera Tiên Sơn bảo đảm cho công nhân an cư lạc nghiệp
Sau những giờ làm việc vất vả, người lao động đều muốn được trở về tổ ấm, nghỉ ngơi tái tạo sức lao động. Nhưng không phải ai cũng may mắn tìm được nơi ở tốt. Chỉ có hơn 10% công nhân được ở trong các căn nhà xây dựng bằng tiền ngân sách và đầu tư của doanh nghiệp. Xác định trách nhiệm với xã hội là một phần rất quan trọng trong định hướng xây dựng thương hiệu, Tổng công ty Viglacera đã tích cực hưởng ứng chương trình nhà ở cho công nhân theo chủ trương của Chính phủ. Tại khu công nghiệp (KCN) Viglacera Tiên Sơn, những chung cư cho công nhân được đánh giá là mẫu hình kết hợp được đồng thuận từ nhiều phía, phát huy hiệu quả trong tình hình khó khăn chung về đời sống kinh tế xã hội hiện thời.
An cư Kinh Bắc
Tiên Sơn vùng đất cận kề kinh kỳ, cửa ngõ nối Kinh kỳ Thăng Long với vùng văn hiến Kinh Bắc. Cũng bởi vị trí đắc địa, mà không chỉ thời xưa nơi đây mới nhộn nhịp giao thương trên bến dưới thuyền, nối vần cho những câu ca quan họ, mà lúc đất nước hội nhập, đã có không ít doanh nhiệp trong và ngoài nước tìm đến để đầu tư.
Phối cảnh góc nhà ở Khu công nghiệp Tiên Sơn. |
Hơn 10 năm trước, khi theo chân các cán bộ dự án của Viglacera đến làm thủ tục đầu tư hạ tầng KCN Tiên Sơn, nhìn những hạng mục đầu tư nhà ở công nhân được đánh dấu trên sơ đồ mặt bằng, nhiều người không khỏi cho rằng, viễn cảnh công nhân có nhà ngay gần nơi nhà máy là chuyện xa vời. Bởi tiền lệ không mấy vui vẻ về nhà ở công nhân diễn ra ngay ở những vùng lân cận, khi nhà đầu tư mải mê với dây chuyền nhà xưởng tiền tỉ, rồi một phần cũng vì quy hoạch bất cập, mà công nhân phải tự tìm chỗ trọ. Những “làng” công nhân tự phát mọc lên trong sự lúng túng về quản lý, chung sống về cộng đồng, xáo trộn về trật tự đã sinh ra nhiều hệ lụy. Nhưng nhìn rõ nhất là đời sống công nhân không được đảm bảo. Những gian phòng chật chội, những cư xá thiếu tiện nghi không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống công nhân, mà cũng là trăn trở của nhiều doanh nghiệp.
Không ồn ào, phô trương, sau những nhát cuốc động thổ là những cọc bê tông cắm sâu vào lòng đất, để rồi mọc lên những chung cư công nhân mang thương hiệu Viglacera. Quá trình thi công được triển khai nhanh và đồng bộ trên cơ sở phát huy sở trường của các thành viên trong đại gia đình, Tổng công ty Viglacera đã hoàn thành và đưa vào sử dụng khu nhà ở công nhân giai đoạn I tại KCN Tiên Sơn, với quy mô 12,3 ngàn m2 sàn xây dựng, đáp ứng chỗ ở cho gần 2.000 công nhân lao động. Riêng Công ty Canon Việt Nam thuê trọn gói một chung cư cho công nhân ở.
Trong căn hộ khá đảm bảo tiện nghi cho cuộc sống, chị Triệu Thị Mai, công nhân Công ty Canon – KCN Viglacera Tiên Sơn, Bắc Ninh, cho biết: Với hạ tầng và dịch vụ đảm bảo, trật tự an ninh tốt, chung cư nơi chị và các đồng nghiệp sinh sống thực sự là môi trường lý tưởng. Thay vì phải mất tiền thuê nơi ở trọ trong hoàn cảnh bất an, giờ đây mỗi gia đình công nhân đều yên tâm gắn bó với công ăn việc làm của chính mình. Ông Marito Cambe - Giám đốc kế hoạch nhân sự cấp cao của Canon Việt Nam bày tỏ: Từ khảo sát thực tế, với sự an tâm về chất lượng xây dựng chung cư cho công nhân và nhà ở chuyên gia của Viglacera tại KCN Tiên Sơn, Canon đã đề nghị Viglacera triển khai giai đoạn II khu nhà ở công nhân với tiến độ nhanh nhất để các doanh nghiệp có điều kiện ổn định nguồn nhân lực, mở rộng quy mô sản xuất.
Để đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng cao của công nhân KCN, mặc dù trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, tháng 5/2012, Tổng công ty Viglacera đã khởi công xây dựng Khu nhà ở công nhân giai đoạn II của KCN Tiên Sơn với tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng, 48.000 m2 sàn xây dựng, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 6.000 công nhân, dự kiến hoàn thành vào quý II/2014. Tại KCN Yên Phong (Bắc Ninh), ngoài 6 nhà chung cư đã xây dựng và đưa vào sử dụng, giải quyết chỗ ở cho 4.000 công nhân, theo đề nghị của Công ty Samsung Electronics, Tổng công ty Viglacera đang triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư xây dựng tiếp 10 nhà chung cư, dự kiến đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho thêm 8.000 công nhân trong KCN này. |
Phó Tổng Giám đốc Viglacera Đào Đình Thi cho biết: “Nhà ở cho công nhân là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho người lao động có sức khỏe, có đời sống vật chất, tinh thần ổn định. Có an cư mới lạc nghiệp. Mô hình nhà ở công nhân được làm tốt sẽ tạo nên sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp, là nền tảng của sự phát triển bền vững không chỉ với doanh nghiệp mà cả KCN”. Chăm lo đời sống công nhân với tinh thần “hai trong một”, đảm bảo cả về vật chất tinh thần, là tiêu chí xác định của Viglacera.
Mới đây, Trung tâm thể thao, dịch vụ công cộng - KCN Tiên Sơn do Viglacera đầu tư đã được khánh thành và đưa vào sử dụng. Trên khu đất có diện tích 8.300 m2, một quần thể gồm: bể bơi, sân bóng, nhà dịch vụ... được hình thành. Với việc đầu tư đồng bộ từ tiện nghi nhà ở đến khu sinh hoạt cộng đồng như: xem phim, đọc sách, hội họp; mở rộng các tiện ích hạ tầng xã hội, dịch vụ công cộng, khu thể thao, công viên cây xanh… đã tạo môi trường sống xanh, sạch, đẹp, đảm bảo cho công nhân KCN Tiên Sơn có cuộc sống ổn định lâu dài.
Nhiều chuyên gia Xinhgapo, Hàn Quốc sử dụng dịch vụ nhà ở của công ty và đều có chung nhận xét: “Chất lượng cuộc sống của công nhân được cải thiện, an sinh xã hội của người lao động được đảm bảo đã tạo ra sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp, là điều kiện thiết yếu để phát triển nguồn nhân lực có sức khỏe cả về tinh thần và vật chất, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất. Điều này chúng tôi tìm thấy ở Viglacera Tiên Sơn nói riêng và các KCN của Viglacera nói chung. Tất cả những yếu tố đó đã và đang tạo ra một lực hút hấp dẫn với các nhà đầu tư đến với các KCN của Viglacera”.
Lạc nghiệp Tiên Sơn
Với mục tiêu góp phần ổn định chỗ ở cho công nhân trong các KCN, từ thành công của mô hình Tiên Sơn, Viglacera tiếp tục đầu tư xây dựng, nhân rộng mô hình này tại các KCN do Viglacera làm chủ đầu tư nhằm phát triển các KCN theo hướng bền vững, ổn định, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động. Ông Nguyễn Anh Tuấn – Tổng Giám đốc Tổng công ty Viglacera cho biết: “Viglacera với kinh nghiệm sản xuất gần 40 năm, hơn 10 năm nay trở thành nhà đầu tư KCN, hiểu rõ hơn ai hết những trăn trở, những khó khăn và những điều kiện thiết yếu dẫn đến thành công và phát triển bền vững. Đại đa số các doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế đều coi vấn đề nhà ở cho nhân viên của mình là vấn đề cốt lõi tạo nên sự gắn bó đối với công việc. Cần phải nhấn mạnh, từ trước tới nay, người dân là thành phần tham gia tích cực nhất trong việc tạo quỹ nhà ở cho công nhân trong các KCN, nhưng vẫn thiếu trầm trọng. Các doanh nghiệp tạo điều kiện nhà ở cũng chỉ dừng lại ở cấp cán bộ cốt lõi hoặc đầu tư hạn chế. Với sự cổ vũ, tiếp sức của các bộ, ngành, địa phương, chúng tôi khẳng định Viglacera có những thế mạnh nội lực phù hợp và thiết thực trong việc tổ chức cùng với doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động nhằm đảm bảo đời sống để yên tâm công tác, nhờ đó người lao động sẽ tự tin hơn khi nghĩ về một tương lai ổn định”.
Theo lãnh đạo đơn vị, việc xây dựng nhà ở cho công nhân của Viglacera còn là hoạt động mang tính xã hội, theo chủ trương của Chính phủ. Do đó, những đáp số về thu hồi vốn đối với các dự án nhà ở công nhân có thể kéo dài tới 20 năm. Điều đáng mừng là Viglacera không đơn lẻ trong chương trình nhà ở công nhân. Hiện không ít khách hàng thuê đất KCN của Viglacera đã chủ động phối hợp góp vốn với chủ đầu tư để xây nhà ở cho công nhân. Các khách hàng lớn đầu tư thuê đất tại các KCN của Vilacera như Samsung Electronics (KCN Yên Phong), Canon (KCN Tiên Sơn) đều ngỏ ý đồng hành cùng chủ đầu tư thông qua việc ứng tiền thuê trước tới 10 năm để xây dựng nhà ở cho người lao động. Sự đồng hành của các khách hàng là những doanh nghiệp thuê đất trong các KCN giúp cho thời gian thu hồi vốn được rút xuống từ 15-17 năm. Một huyền sử ở vùng đất Tiên Sơn vẫn được lưu truyền, đó là nơi Từ Thức gặp nàng Giáng Hương trên núi Phật Tích, mở đầu cho thiên tình sử lãng mạn bậc nhất văn chương lãng mạn thời “Truyền kỳ mạn lục”. Rất có thể từ những ngôi nhà mang biểu tượng ngọn lửa Viglacera truyền hơi ấm đến mỗi gia đình, sẽ có thêm những huyền thoại mới, về sự chung tay góp sức, lo cho cuộc sống của người lao động.
Báo Tin tức
VIGLACERA: Ban Gạch ngói đất sét nung triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013
(27/12/2012)Lượt xem : 6082Tại Công ty CP Viglacera Đông Triều, Ban Gạch ngói Đất sét nung Tổng Công ty Viglacera – Bộ Xây dựng vừa tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013 và bàn các giải pháp quyết tâm hoàn thành kế hoạch ngay từ những ngày đầu, tháng đầu.Chi tiếtBước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ở Yên Phong
(24/12/2012)Lượt xem : 7176Khu công nghiệp Yên Phong I có 27 nhà đầu tư, triển khai sản xuất. Trong đó, nổi bật là Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (KCN Yên Phong I) giá trị xuất khẩu 10 tháng năm 2012 đạt hơn 9 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước 62 triệu USD. Doanh thu xuất khẩu năm nay của công ty ước đạt hơn 10 tỷ USD.Chi tiếtTháng 10 năm 2012, Viglacera Đông Triều, sản xuất và tiêu thụ trên 1 triệu viên ngói
(26/11/2012)Lượt xem : 5955Sau khi củng cố lại hệ thống dây chuyền sản xuất; tăng cường công tác quản lý nguồn nguyên liệu; chăm lo tốt đời sống của 680 cán bộ công nhân, Viglacera Đông Triều – doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Viglacera (Bộ Xây dựng), tháng 10 năm 2012 đã đạt thành tích kỷ lục, sản xuất và tiêu thụ trên 1 triệu viên ngói.Chi tiếtKhởi công khu công nghiệp Đông Mai, Quảng Ninh
(10/11/2012)Lượt xem : 5912Sáng 9/11, Tổng công ty Viglacera tổ chức khởi công xây dựng Khu công nghiệp Đông Mai tại tại thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh.Chi tiếtKCN Tiên Sơn: Hơn 20 tỷ xây dựng giai đoạn 2 nhà máy xử lý nước thải
(08/11/2012)Lượt xem : 6307Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng Việt Nam (Viglacera) đầu tư xây dựng giai đoạn 2 nhà máy xử lý nước thải ở KCN Tiên Sơn (Bắc Ninh).Chi tiếtKhám phá nhà máy của Viglacera Hạ Long
(05/11/2012)Lượt xem : 16075Viglacera Hạ Long hiện có 3 nhà máy sản xuất chính và 2 Xí nghiệp: Nhà máy gạch Cotto Giếng Đáy, Nhà máy gạch Tiêu Giao, Nhà máy gạch Tuynel Hoành Bồ, Xí nghiệp kinh doanh, Xí nghiệp dịch vụ đời sống.Dưới đây CafeBiz xin giới thiệu đến quý độc giả một số hình ảnh các dây chuyền sản xuất của 2 nhà máy Tiêu Giao và nhà máy Cotto Giếng Đáy:Chi tiết