Hội thảo: Nghiên cứu ứng dụng keo dán kính trong các công trình kiến trúc mặt dựng kính, Kiến trúc cao tầng và kiến trúc đặc thù phù hợp khí hậu tại Việt Nam

17:05 | 18/10/2017

Ngày 18/10/2017, tại Tổng công ty Viglacera – CTCP, Viglacera phối hợp cùng Viện nghiên cứu Innovent (CHLB Đức) tổ chức  Hội thảo: Nghiên cứu ứng dụng keo dán kính trong các công trình kiến trúc mặt dựng kính, Kiến trúc cao tầng và kiến trúc đặc thù tại Việt Nam. Tham dự hội thảo có các chuyên gia đầu ngành kính, gia công kính đến từ các Trường Đại học Bách Khoa, Xây dựng, các Viện khoa học đến từ CHLB Đức và các Viện nghiên cứu ứng dụng Vật liệu Xây dựng của Việt Nam.


Toàn cảnh buổi Hội thảo tổ chức tại Viglacera.

Với mục tiêu chia sẻ các thông tin chi tiết về các hợp phần nghiên cứu chất keo dán kính, loại keo đặc thù không sản xuất đại trà mà chỉ sản xuất tập trung cho việc thi công ở các điểm kết dính cố định, chịu lực lớn, Đoàn chuyên gia đến từ CHLB Đức như Viện Nghiên cứu Innovent, Viện nghiên cứu Vật liệu kính Xây dựng, Trường Đại học TU Dresden, Viện nghiên cứu Xây dựng ứng dụng Weimar IAB, Công ty Xây dựng và Dịch vụ Công nghiệp AIS Kursawe, Kemberg đã trình bày chi tiết về công nghệ sản xuất, công nghệ thi công và ứng dụng loại keo đặc thù này vào các công trình thực tế. Các chuyên gia đã đưa ra các phương án xử lý bề mặt nano nhằm chức năng hóa quá trình kết dính; Phát triển điểm cố định trên kính, công nghệ keo dính, kiểm soát mô phỏng số; nghiên cứu độ bền và mô phỏng khí hậu đa chức năng; Phát triển phương tiện kết dính điểm cố định trên bề mặt kính đồng thời nghe các chuyên gia phía Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về nghiên cứu tác động của môi trường nhiệt đới lên bề mặt ngoài công trình. Từ đó đưa ra các kế hoạch hành động và phối hợp nghiên cứu với các chuyên gia của Viglacera và của các Trường Đại học trong nước.


Ông Nguyễn Anh Tuấn – Tổng giám đốc Tổng công ty Viglacera phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, Tổng giám đốc Nguyễn Anh Tuấn đã đánh giá cao tiềm năng lớn của ứng dụng keo dán kính công nghệ mới khi nhu cầu sử dụng Kính đang tăng đột biến dự báo nhu cầu sử dụng keo dán kính sẽ tăng cao thời gian tới. Với vai trò là nhà sản xuất kính xây dựng lớn nhất Việt Nam, Viglacera đang sở hữu và đồng sở hữu trong tay 03 nhà máy Kính đang hoạt động rất hiệu quả, thời gian qua Viglacera đã liên doanh để xây dựng thêm các Nhà máy mới như Kính nổi Siêu trắng Phú Mỹ, bên cạnh đó là việc hoàn thành đầu tư sản xuất kính Tiết kiệm năng lượng tại Nhà máy Kính Tiết kiệm năng lượng với công nghệ của Hãng Von Ardene ( CHLB Đức) tại Bình Dương và sẵn sàng hợp tác cùng các đối tác từ CHLB Đức để phát triển sản xuất keo dán kính nhằm khép kín quy trình từ sản xuất Kính Xây dựng, Kính tiết kiệm năng lượng và các giải pháp thi công. Viglacera mong muốn các bên cùng quyết tâm đẩy nhanh các bước để thực hiện dự án vì hiện nay, Viglacera đang đầy đủ điều kiện về năng lực, trình độ, mặt bằng có sẵn cũng như tài chính dồi dào để sẵn sàng hợp tác với các đối tác để triển khai dự án đưa loại keo đặc thù này vào sản xuất. Bên cạnh đó, Viglacera cũng đề xuất đối tác CHLB Đức mở rộng nghiên cứu ứng dụng keo dán đặc thù vào các lĩnh vực sản xuất khác của Viglacera như ứng dụng trong sản xuất thiết bị phòng tắm, thi công lắp đặt thiết bị vệ sinh, dán má phanh…

Cũng tại Hội thảo, Tiến sĩ Bernd Gruenler, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Innovent đã đánh giá cao năng lực và quyết tâm của Viglacera. Sự hợp tác giữa Innovent và Viglacera sẽ mở ra cơ hội tìm hiểu của các chuyên gia đến từ CHLB Đức về khí hậu nhiệt đới đặc trưng của Việt Nam, sự thay đổi về nhiệt độ các mùa, các công nghệ keo dán đang áp dụng cũng như cơ hội để đánh giá thị trường  đồng thời bày tỏ mong muốn dự án sẽ sớm được triển khai thực hiện.

Chiều cùng ngày, các chuyên gia đến từ CHLB Đức đã dành thời gian để tới thăm các công trình kiến trúc sử dụng Kính của Viglacera cũng như các Nhà máy sản xuất của Viglacera. Các bên cũng đã thống nhất các nội dung hợp tác và cùng nhau ký kết biên bản ghi nhớ về tiến độ để triển khai sớm dự án tại Việt Nam trước khi trở về nước.


Ký kết biên bản thỏa thuận triển khai sớm dự án tại Việt Nam.

Các chuyên gia trình bày và các ý kiến trao đổi tại Hội thảo:

Các tin khác