BẢN TIN PHÁP LUẬT SỐ 02 - THÁNG 03.2020

22:53 | 01/04/2020

BẢN TIN PHÁP LUẬT SỐ 01 - THÁNG 02/2019

1.         02 trường hợp được kiểm soát, chi phối doanh nghiệp bị mua lại

Ngày 24/03/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2018. Theo đó, quy định việc kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp khác là khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp bị mua lại;

- Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trên 50% tài sản của doanh nghiệp bị mua lại trong toàn bộ hoặc một ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại đó.

Ngoài ra, quy định quyền của doanh nghiệp mua lại đối với doanh nghiệp bị mua như sau:

- Trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch Hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp bị mua lại.

- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp bị mua lại.

- Quyết định những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị mua lại.

Nghị định này có hiệu lực ngày 15/5/2020.

2.         Mức phạt xả nước thải chứa hóa chất độc hại vào nguồn nước

Ngày 24/03/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 36/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Theo đó, quy định phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 90 triệu đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày đêm. (Hiện hành mức phạt tiền là từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng).

Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước nếu gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước.

Lưu ý: mức phạt tiền trên đây là mức phạt tiền đối với cá nhân (bao gồm hộ kinh doanh), mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/05/2020.

3.         Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch covid-19

Ngày 24/03/2020, Hướng dẫn liên ngành số 882/HDLN-BHXH-LĐTB&XH-TC giữa Bảo hiểm xã hội thành phố – Sở lao động thương binh và xã hội – Sở tài chính có được ban hành để hướng dẫn (“Hướng dẫn”) về điều kiện để các doanh nghiệp được tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí tử tuất như sau:

- Quy định về các doanh nghiệp được tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí tử tuất;

- Quy trình tạm dừng đóng BHXH tại Hà Nội;

4.         Miễn hoàn toàn giá 06 dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán đến 31/8/2020

Ngày 18/3/2020, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 14/2020/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 127/2018/TT-BTC quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân liên quan chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Theo đó, Bộ Tài chính miễn hoàn toàn một số loại giá dịch vụ sau: Dịch vụ đăng ký niêm yết lần đầu và giá dịch vụ thay đổi đăng ký niêm yết đối với cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ nợ và chứng quyền có bảo đảm; Dịch vụ kết nối trực tuyến lần đầu; Dịch vụ đăng ký chứng khoán lần đầu; Dịch vụ đăng ký chứng khoán bổ sung; Dịch vụ vay, cho vay chứng khoán qua hệ thống VSD; Đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh và đăng ký thành viên bù trừ.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng giảm giá từ 10% - 50% đối với 09 dịch vụ, cụ thể: Giảm 10% đối với dịch vụ giao dịch trên thị trường cơ sở, thị trường phái sinh, dịch vụ lưu ký chứng khoán; giảm từ 15% - 20% đối với dịch vụ quản lý vị thế, quản lý tài sản ký quỹ trên thị trường chứng khoán phái sinh; giảm từ 30% - 50% đối với dịch vụ quản lý niêm yết chứng quyền có bảo đảm, dịch vụ thực hiện quyền, dịch vụ chuyển khoản chứng khoán và dịch vụ đấu giá, chào bán cạnh tranh.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 19/3/2020 đến hết ngày 31/8/2020. Sau ngày 31/8/2020, mức giá của các dịch vụ nói trên thực hiện theo quy định cũ tại Thông tư 127/2018/TT-BTC.

5.         Bổ sung 01 ngành nghề được ưu đãi đầu tư

Ngày 30/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2020/NĐ-CP về việc bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Theo đó, bổ sung 01 ngành nghề thuộc mục Ngành nghề khác vào Danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Cụ thể, bổ sung ngành nghề Hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm: Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; Đầu tư kinh doanh cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; Đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Đầu tư kinh doanh khu làm việc chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sáng tạo.

Nghị định này sửa đổi, bổ sung Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/5/2020.

6.         Quyết định 09/2020/QĐ-TTg về Quy chế ứng phó sự cố chất thải

Ngày 18/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 09/2020/QĐ-TTg ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải.

Quy chế này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, khu công nghiệp, khu chế xut, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xut, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở xử lý chất thải (sau đây viết tắt là cơ sở) và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động ứng phó sự cố chất thải.

Vui lòng xem nội dung Quy chế tại đây.

7.         Nghị định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự

Ngày 17/03/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 33/2020/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

Vui lòng xem các nội dung được sửa đổi, bổ sung tại đây.