Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội
Ngày 5/5/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội thành một đô thị hiện đại trong khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Theo trang tin ĐT của Chính phủ, đến năm 2050, vùng Thủ đô Hà Nội sẽ là một trung tâm chính trị, văn hóa - lịch sử, khoa học, giáo dục - đào tạo và du lịch lớn của cả nước.
Vùng Thủ đô Hà Nội bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính Thủ đô Hà Nội và 7 tỉnh: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình trải rộng trên diện tích khoảng 13.436 km2, bán kính ảnh hưởng từ 100 - 150 km. Như vậy, vùng Thủ đô Hà Nội sẽ rộng gấp khoảng 13 lần Thủ đô Hà Nội hiện nay (diện tích 920,97 km2).
Dân số toàn vùng vào năm 2050 vào khoảng 18 - 18,2 triệu người, trong đó, dân số đô thị tăng nhanh, từ 4,1 - 4,5 triệu người (năm 2010) lên 8,1 - 9,2 triệu người (năm 2020) và 14,4 - 15,4 triệu người (năm 2050). Năm 2050, bình quân diện tích đất đô thị là 115 m2/người.
Thủ đô Hà Nội là đô thị hạt nhân
Vùng Thủ đô phát triển theo hướng vùng đô thị đa cực tập trung, lấy Thủ đô Hà Nội làm đô thị hạt nhân. Không gian vùng Thủ đô được phân thành 2 phân vùng chính là vùng đô thị hạt nhân và phụ cận; vùng phát triển đối trọng.
Vùng đô thị hạt nhân là Thủ đô Hà Nội mở rộng. Vùng phụ cận trong phạm vi 25 - 30 km có chức năng hỗ trợ phát triển và mở rộng đô thị trung tâm, lan tỏa sự phát triển giữa Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Vai trò của các khu vực này là tạo các vành đai xanh cung cấp sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm cho Thủ đô, đồng thời phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống và dịch vụ du lịch văn hóa, sinh thái, v.v...
Vùng phát triển đối trọng trong phạm vi 30 - 60 km, hình thành theo 3 phân vùng lớn với các trung tâm tỉnh lỵ là các hạt nhân phát triển.
Thủ đô Hà Nội có hướng phát triển không gian theo 3 khu vực gồm Khu vực đô thị phía
Các đô thị trung tâm tỉnh là Bắc Ninh, Hưng Yên và Phủ Lý. TP Hải Dương là đô thị cấp vùng. Vùng trọng điểm công nghiệp của vùng Thủ đô Hà Nội chủ yếu tập trung vào khu vực phía Đông, từ vùng đô thị trung tâm nối ra Hải Phòng và Quảng Ninh.
Các cơ sở sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm sẽ được di chuyển ra xa nội thành (khi chuyển ra ngoại thành có biện pháp đồng bộ bảo vệ môi trường). Việc di chuyển này gắn với hình thành các khu đô thị vệ tinh, khu đô thị mới như khu Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Bồ Đề (Gia Lâm), Yên Viên.
Thực hiện 27 chương trình, dự án ưu tiên
Quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội cũng nêu rõ tổ chức không gian du lịch vùng, định hướng phát triển dịch vụ xã hội. Đặc biệt, Quy hoạch dành khoảng 10/22 trang đề cập về định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật như giao thông, phòng, chống lũ, mạng lưới điện, nước, vệ sinh môi trường.
Để từng bước thực hiện quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội có hiệu quả, giai đoạn đầu được xác định sẽ tập trung vào 27 chương trình, dự án cụ thể.
Về hạ tầng xã hội có chương trình sắp xếp điều chỉnh các cơ sở giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề nhằm di chuyển một số trường ra khỏi nội thành Hà Nội, xây dựng chợ đầu mối và các siêu thị bán buôn...
Hạ tầng kỹ thuật có dự án đầu tư cải tạo, mở rộng các tuyến quốc lộ hướng tâm quốc lộ 2, 3, 32..., dự án khôi phục dòng sông Đáy, xây dựng nghĩa trang Mai Dịch 2, nghĩa trang sinh thái, quy hoạch xây dựng hệ thống vành đai sinh thái vùng Thủ đô Hà Nội...
VnMedia,
Làm đẹp bếp bằng mosac
(25/02/2008)Lượt xem : 7153Theo quan điểm của nhà thiết kế, không cần phải thêm thắt những chi tiết rườm rà trong nhà bếp bởi như thế chỉ hút bụi bặm, dầu mỡ. Thay vào đó, có thể trang trí bếp bằng những mảng màu sống động theo phong cách hiện đại và tối thiểu.Chi tiếtSơn nano: Thách thức môi trường khắc nghiệt vùng biển
(13/09/2007)Lượt xem : 6740Sơn nano với những hạt sơn cỡ nano mét (phần tỉ mét) thấm sâu vào thớ gỗ, giúp gỗ chống lại được sự phá hủy trong điều kiện môi trường khắc nghiệt vùng biển.Sử dụng những thành quả của khoa học và công nghệ nano, công ty Nanovations (Úc) đã chế tạo thành công loại sơn nano dùng để bảo vệ gỗ.Chi tiếtLối ra cho bài toán nhiên liệu sản xuất gốm sứ
(08/09/2007)Lượt xem : 7297Từ khi giá nhiên liệu như dầu FO, dầu DO, gas... tăng tới 20%, một số doanh nghiệp (DN) sản xuất gốm sứ đã tính đến chuyện đầu tư lò khí hóa than để thay thế nhiên liệu nhập khẩu đắt tiền, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, đại đa số các DN vẫn lúng túng bởi khí hóa than chưa hẳn là giải pháp đạt tới sự trọn vẹn về môi trường.Chi tiết