Bí thư Hà Nội mừng khi “tận mục” chung cư 35m2
(Dân trí) - “Vào từng khu nhà, thăm từng căn hộ, mục sở thị nhà ở xã hội thấy mừng quá. Tôi 28 năm ở tập thể, chỉ được 24-28m2. Nhà ở xã hội là hướng đi đúng, có bài bản để giải bài toán nhà ở cho người dân”, Bí thư Phạm Quang Nghị nói.
Bí thư Thành ủy Hà Nội và Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng có buổi thị sát, kiểm tra nhà ở xã hội tại Khu đô thị Đặng Xá (huyện Gia Lâm, Hà Nội) ngày 14/1.
Tại khu nhà A3D1 9 (đã đưa vào sử dụng gần 2 năm), Bí thư Phạm Quang Nghị và Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng vào thăm nhà ông Nguyễn Hiền (P309, 81 tuổi, cán bộ Ban Tuyên huấn TƯ đã nghỉ hưu). Ông Hiền rất phấn khởi cho biết, từ ngày chuyển về đây sinh sống, ông thấy khỏe hẳn ra vì môi trường trong lành, đỡ ồn ào, bon chen.
Căn hộ tuy diện tích không lớn (gần 60m2) nhưng ông Hiền hết sức hài lòng vì vẫn có 2 phòng ngủ, 2 phòng vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt. Trong nhà có 2 cháu nhỏ gửi ở trường mẫu giáo ngay trong khu đô thị, hàng ngày ông bà đưa đón cháu được.
Khác với nhà ông Hiếu, gia đình anh Đinh Văn Trung (P229 nhà D7) lại vừa dọn đến ở được 2 ngày trong tòa nhà vừa hoàn thành để kịp bàn giao cho người mua trước Tết Nguyên đán. Có 5 khối nhà 6 tầng (có thang máy, không tầng hầm) với 1.100 căn hộ hoàn thành đợt này, trong giai đoạn 2 của dự án xây dựng nhà ở xã hội tại Đặng Xá.
Vợ chồng anh Trung đều là công nhân sản xuất dây cáp diện đã quyết định mua căn hộ 35m2 (1 phòng ngủ) với giá 310 triệu đồng, được vay một nửa từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng (lãi suất vay năm 2013 là 6%, từ 2014 giảm xuống 5%/năm). Anh Trung cũng hết sức vui mừng vì năm nay chào đón thành viên mới, cháu bé lại được đón Tết ở nhà mới, khang trang, tiện nghi hơn nhiều căn phòng trọ nhỏ xíu ở khu Ngọc Thụy (Long Biên).
Hỏi thêm về vấn đề cơ sở hạ tầng đi kèm trong khu đô thị, Bí thư Thành ủy tỏ ra băn khoăn vì khu vực có dân số sẽ lên đến 3 vạn người mà chưa có trường tiểu học, trung học cơ sở (dù đã được bố trí đất xây dựng). Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng gợi ý chủ đầu tư (TCty Gốm xây dựng VN – Viglacera) bỏ vốn làm 1 trường tiểu học (khoảng 10 tỷ đồng) và giao lại cho địa phương tổ chức, vận hành, quản lý như một trường công lập. Tổng GĐ Viglacera thống nhất quan điểm về vấn đề này.
Nghe chủ đầu tư báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện dự án, Bộ trưởng Xây dựng ghi nhận những nỗ lực của đơn vị để hoàn thành một dự án với thời gian kỷ lục, bàn giao nhà sau 5 tháng, đúng cam kết có nhà cho khách hàng đón Tết. Đánh giá chung, ông Dũng khái quát, các sản phẩm đảm bảo tiêu chí giá cả đúng là nhà ở xã hội (giá bán 8,68 triệu đồng/m2), chất lượng đảm bảo như nhà thương mại.
Theo Bộ trưởng Xây dựng, Chính phủ đã có chiến lược về nhà ở và nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân. Thành phố Hà Nội là địa phương đi đầu trong phát triển đô thị, lĩnh vực nhà ở và phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn... Thực tế, nhu cầu về nhà ở xã hội tại Hà Nội là rất lớn. Theo tính toán, nếu tính theo tiêu chuẩn diện tích nhà ở 8-10m2/đầu người, Hà Nội còn cần gần 130.000 căn hộ, nếu theo tiêu chuẩn 5m2/đầu người thì cũng cần 42.000 căn hộ cho các đối tượng người có thu nhập thấp.
Triển khai theo chương trình nhà ở xã hội đã được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2015, thành phố dự kiến có thêm 12.5000 căn. Hiện nay, thành phố có 30 dự án, trong đó có 18 dự án đã hoàn thành (tương đương 4000 căn hộ đưa ra thị trường), 8 dự án khác sẽ hoàn thành trong năm 2014, 2015. Việc cơ cấu lại các dự án nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội có khả năng mang lại khoảng 11.300 căn hộ nữa.
Phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng xác nhận, là trách nhiệm của Bộ Xây dựng nhưng cũng rất cần sự phối hợp của thành phố.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị ghi nhận sự nỗ lực của doanh nghiệp, chỉ trong một thời gian đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Với cách làm như hiện nay, mục tiêu mà đại hội đảng bộ thành phố đặt ra là đến cuối nhiệm kỳ xây dựng được 15.000 căn sẽ hoàn thành.
Bí thư Thành ủy cho rằng, nhà ở xã hội đã và đang là vấn đề lớn, cấp thiết. Có thể nói, nhà ở là vấn đề đại sự đối với từng gia đình, cũng là việc đại sự của thành phố và cả nước, khi mà người dân ăn đã đủ no, mặc đã đủ ấm, thậm chí có thể tính đến chuyện “ăn ngon mặc đẹp”. Vậy nên bài toán như Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng nêu ra về việc làm sao xây dựng được chính sách để giải quyết việc này, để giúp người dân có được nhà ở, Bí thư Phạm Quang Nghị đánh giá là không hề đơn giản.
Hà Nội từng có những chương trình như tạo cơ chế để mỗi cơ quan, đơn vị được xin đất, tự đầu tư, xoay sở để lo nhà cho cán bộ nhưng cách làm này cũng manh mún, hiệu quả không cao và khó quản lý. Chương trình cải tạo chung cư cũ đến nay cũng hết sức gian nan, người dân vẫn phải chịu khổ ở những căn hộ xuống cấp thê thảm mà thành phố thì đau đầu vì tai tiếng.
“Xây dựng được cơ chế, chính sách để hỗ trợ cả người dân mua nhà và khuyến khích nhà đầu tư làm nhà ở xã hội chính là hướng đi đúng, có bài bản để giải bài toán nhà ở cho người dân, vừa không phải lo trở lại thời bao cấp nhà ở như ngày xưa, cũng không để thị trường tự điều chỉnh theo hướng kinh doanh thương mại thuần túy” – Bí thư Hà Nội đánh giá.
Phát triển nhà ở xã hội như chiến lược Bộ Xây dựng đưa ra, theo Bí thư Phạm Quang Nghị, là giải pháp mang lại lợi ích cho các bên (người dân, nhà đầu tư, nhà nước), là chính sách đúng và đang đi vào cuộc sống nên cần quyết tâm đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý, đề nghị cách làm cần bài bản, rà soát kỹ xem tổng nhu cầu về nhà tại nội thành là bao nhiêu. Trên cơ sở đó xác định quỹ đất để triển khai. Song, cần tránh chỗ nào cũng cấy phép xây dựng nhà ở xã hội. Để tránh cấp phép tràn lan cần lựa chọn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có tiềm năng về vốn, đủ năng lực và uy tín.
Theo Dân trí
IPO Viglacera: Đón sóng chứng khoán đầu năm
(10/01/2014)Lượt xem : 5922(ĐTCK) Đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, nhạy bén trong đầu tư bất động sản, đồng thời có quyền khai thác quỹ đất cực lớn, 3 điểm mạnh này có thể khiến nhà đầu tư an tâm khi bỏ vốn vào đợt IPO ngày 20/2 tới.Chi tiếtKiên định để dẫn đầu
(08/01/2014)Lượt xem : 5813Bất chấp bối cảnh sức mua thị trường xây dựng, bất động sản năm 2013 còn yếu, doanh thu của Viglacera vẫn tăng 3%, đạt 10.500 tỷ đồng, lợi nhuận ròng vượt 7% so với kế hoạch, tăng 32% so cùng kỳ…Các chỉ tiêu quan trọng đều “về đích” trước thời hạn đã khẳng định vị thế dẫn đầu của Viglacera trong năm qua.Chi tiếtThấy gì ở Tổng Công ty Viglacera trước thềm IPO?
(07/01/2014)Lượt xem : 5970Hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tư kinh doanh bất động sản là Nhà ở xã hội, các khu công nghiệp, khu đô thị, …Viglacera có vốn điều lệ năm 2010 là 1.050 tỷ đồng, đến nay, vốn điều lệ tăng lên 3.070 tỷ đồng và tổng tài sản khoảng 10.390 tỷ đồng. Tài sản chủ yếu của Viglacera là đất đai, hạ tầng cơ sở khu công nghiệp rộng lớn cùng hệ thống các Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng với công nghệ hiện đại và tiên tiến trên thế giới.Chi tiếtCổ phần hóa thành công, Viglacera sẽ tăng thu bao nhiêu?
(07/01/2014)Lượt xem : 6574Theo báo cáo kết quả tổng kết của Tổng công ty Viglacera, năm 2012 – 2013 doanh thu của Viglacera tăng 3%, đạt 10.500 tỷ đồng, lợi nhuận ròng vượt 7% so với kế hoạch, tăng 32% so cùng kỳ…Chi tiếtKính Viglacera và cơ hội xuất khẩu ra thế giới
(03/01/2014)Lượt xem : 7100(LĐ)Tổng Công ty Viglacera là DN tiên phong trong lĩnh vực sản xuất VLXD tại Việt Nam. Hiện các sản phẩm kính mang thương hiệu Viglacera đã và đang khẳng định vị thế tại thị trường nội địa và đang hướng tới các thị trường xuất khẩu lớn trên thế giới.Chi tiếtChiến lược phát triển khu công nghiệp nhìn từ Viglacera
(31/12/2013)Lượt xem : 6586Các khu công nghiệp của Viglacera có tổng diện tích 1.682ha, đều nằm trong tam giác phát triển kinh tế của miền Bắc Việt Nam: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tất cả 6 khu công nghiệp đều nằm trên các tuyến quốc lộ huyết mạch của Việt Nam như Quốc lộ 1, Quốc lộ 2, Quốc lộ 18 với đầy đủ hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, hạ tầng dịch vụ và xã hội hoàn chỉnh, do đó được đánh giá là các khu công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.Chi tiết