Quản lý nguồn nguyên liệu làm VLXD: Nhân giá trị tài nguyên
Trong bối cảnh nhiều DN đua tranh hạ giá bán các mặt hàng gốm sứ xây dựng nội địa, ngoài những nguyên nhân do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, liệu còn yếu tố nào khác nằm ở công tác quản lý nguồn nguyên, nhiên liệu? Đó là câu hỏi buộc phải “giải mã” cho được, để qua đó tiến tới xây dựng một nền công nghiệp sản xuất VLXD phát triển bền vững. |
Hàng năm, tổng khối lượng các mặt hàng VLXD sản xuất trong nước rất lớn, khoảng 40 triệu tấn xi măng, 16 tỷ viên ngói, 150 triệu m2 gạch ốp lát các loại, chưa kể hơn chục triệu sản phẩm sứ vệ sinh, trên 100 triệu m2 kính xây dựng… Những số liệu đó cho thấy, ngành công nghiệp VLXD có nhu cầu về nguyên liệu lớn đến mức nào, đồng thời câu hỏi đặt ra là: Ngành công nghiệp nguyên liệu này đang được quản lý ra sao? Những thông số tham khảo từ các chuyên gia đầu ngành về VLXD cho biết, để sản xuất 1 triệu tấn xi măng cần có 1,2 triệu tấn đá vôi, 0,3 triệu tấn đất sét; sản xuất 1 triệu viên gạch cần khoảng 2.000m3 đất sét; còn 1 triệu m2 gạch ceramic cần khoảng 10.000 tấn đất sét, 3.000 tấn cao lanh, 7.000 tấn tràng thạch, 2.000 tấn thạch anh; sản xuất 1 triệu m2 kính cần khoảng 5.000 tấn cát trắng, 1.000 tấn đôlômít, 150 tấn đá vôi…
Với những thông số trên, rõ ràng chỉ khi nào các DN chú trọng sản xuất ra những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, giá bán cao mới mang lại hiệu quả kinh tế tương xứng, bởi tài nguyên là thứ không thể tái tạo được. Đây cũng đang là hướng đi mà các DN sản xuất VLXD đầu ngành đang quyết tâm hướng tới. Vì cùng một định lượng cao lanh, đất sét… như nhau, nếu sản xuất hàng cao cấp thì giá bán có thể nâng gấp 3 - 4 lần. Nhưng không phải DN nào cũng theo đuổi con đường ấy, vì nhiều lẽ: đầu tư ban đầu cho công nghệ tốn kém, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý phải xứng tầm, lại phải mất nhiều công sức gây dựng và phát triển thị trường...
Có thể nói, số lượng DN có định hướng và xây dựng chiến lược bài bản trong việc sản xuất những mặt hàng có “giá bán tốt” hầu như chưa nhiều… Đa phần là các DN quy mô sản xuất nhỏ, đặc biệt là khối VLXD địa phương vẫn tồn tại tình trạng làm ăn manh mún, nặng tính “đánh quả” hay “chớp” thời vụ. Và với những DN này, việc sử dụng tài nguyên khoáng sản với giá rẻ cùng vô vàn các “chiêu bài” để khai thác bừa bãi tài nguyên lại được coi là 1 yếu tố để… làm giảm giá thành sản phẩm.
Có thể kể ra một vài “chiêu bài” mà các nhà sản xuất nhỏ đang áp dụng khá rộng rãi ở hầu khắp các địa phương trong cả nước như: “Đổi ruộng lấy ao”, tức là dân lấy ao nuôi trồng thuỷ sản còn DN lấy đất làm gạch, khai thác cát, đá thổ phỉ ngang nhiên, thu mua than thổ phỉ để có mức giá thấp hơn giá thị trường… Từ đó dẫn đến thực tế hết sức phũ phàng: Trong khi tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, giá nguyên liệu đầu vào ngày một cao hơn thì với không ít DN, nguồn tài nguyên giá rẻ lại chính là cơ hội để “đao giá” và gây sức ép lên các DN kinh doanh chân chính.
Hãy thử một phép tính để làm rõ hơn cái giá phải trả để có những sản phẩm VLXD giá rẻ. Ví dụ trong số 16 tỷ viên gạch ngói sản xuất hàng năm thì có tới 3/4 là sản phẩm của các gạch lò đứng. Như vậy gạch giá bán rẻ thì hoá ra lại rất “đắt” đối với nguồn tài nguyên khoáng sản quốc gia, chưa kể trên thực tế gạch lò đứng còn kéo theo rất nhiều thiệt hại khác cho môi trường, sức khoẻ cộng đồng.
Một chuyên gia trong đoàn công tác của Tổng hội Xây dựng Việt Nam kể rằng: “Khi chúng tôi tư vấn quy hoạch VLXD cho tỉnh, nói các anh phải cấm khai thác đá bừa bãi đi, huyện bảo mấy nghìn dân chúng tôi bám vào đó mà sống. Nhưng bảo thế thì nên tổ chức và đầu tư khai thác theo quy mô công nghiệp lớn thì lại nói dân không có vốn”. Rõ ràng chính quyền rất hiểu tài nguyên quý giá thế nào, nhưng khai thác và để “nhân lên giá trị” cho nguồn tài nguyên ấy - với họ vẫn là chuyện xa vời, xa vời từ tư duy, tới cách nghĩ, cách làm.
Nghịch lý cũng từ đó nảy sinh, vì trong khi quản lý nhà nước không vươn tới thì không ít nơi chính quyền địa phương lại coi đây như một nguồn thu quan trọng nên ra tay quản lý theo kiểu riêng của họ. Ở góc độ quản lý nhà nước tầm vĩ mô, hơn bao giờ hết, việc xây dựng quy hoạch khoáng sản và quy hoạch sản xuất VLXD cần một “bà đỡ” là hệ thống pháp luật và bộ máy quản lý đi đôi đồng bộ. Thuế tài nguyên cần được tính toán ở mức hợp lý. Mọi hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, sản xuất VLXD, kinh doanh sản phẩm VLXD đều đặt dưới cơ chế kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm chứ không để xảy ra tình trạng “buông xuôi” hay “đánh trống bỏ dùi”, từ đó hướng hoạt động quản lý VLXD vào nền nếp chặt chẽ, văn minh hơn.
Về vấn đề này, ông Võ Quang Diệm - Phó Vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng) cho hay: Nghị định 124/NĐ có thể được ví như “cây gậy” cho công tác quản lý VLXD bởi đã đề ra những “hành lang pháp lý” quan trọng để nâng tầm công tác quản lý lên một tầm cao mới. |
Anh Thư |
Consmat 2008: Khẳng định thương hiệu ngành Xây dựng - VLXD & BĐS Việt Nam
(24/12/2008)Lượt xem : 5619Hội chợ Triển lãm chuyên ngành Xây dựng, VLXD&BĐS Việt Nam (Consmat 2008) vừa khai mạc sáng nay, 10/12, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (Giảng Võ, Hà Nội) dưới sự bảo trợ và chỉ đạo của Bộ Xây dựng, Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội VLXD Việt Nam.Chi tiếtThúc đẩy ứng dụng vật liệu, thiết bị và công nghệ mới trong xây dựng nhà cao tầng
(24/12/2008)Lượt xem : 5676Ngày 23/12, tại Hà Nội, dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng, Công ty CP IEC Việt Nam đã tổ chức Hội thảo giới thiệu vật liệu xây dựng, thiết bị và công nghệ mới trong thi công xây dựng nhà cao tầng.Chi tiếtNgành gốm sứ xây dựng đang khó khăn
(02/12/2008)Lượt xem : 6286(Ông Đinh Quang Huy - Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Xây dựng) Được biết, hiện hàng loạt nhà máy sản xuất gạch ngói đất sét nung, trong đó có những nhà máy công nghệ hiện đại sản xuất ceramic, sứ vệ sinh cũng buộc phải ngừng sản xuất do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Xin ông cho biết những con số có tính “định lượng” để qua đó thấy được thực trạng của ngành sản xuất gốm sứ xây dựng (GSXD) hiện nay?Chi tiếtHuy động nguồn tài chính cho phát triển đô thị
(17/11/2008)Lượt xem : 5724Hiệp hội các đô thị Việt Nam vừa tổ chức hội thảo với chủ đề “Quản trị địa phương và tự chủ tài chính” với sự tham gia của nhiều vụ chức năng thuộc các Bộ: Xây dựng, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước cùng Chủ tịch UBND một số thành phố và chuyên gia nước ngoài.Chi tiếtTrung Quốc đầu tư 132 tỷ USD xây nhà ở cho người có thu nhập thấp
(17/11/2008)Lượt xem : 5992Bộ Nhà ở và Kiến thiết thành thị - nông thôn Trung Quốc (MOHURD) vừa cho biết, chính phủ nước này có kế hoạch đầu tư 900 tỷ NDT (132 tỷ USD) để xây nhà ở cho người dân có thu nhập thấp trong 3 năm tới.Chi tiếtDN nước ngoài sẵn sàng đầu tư vào thị trường nhà ở xã hội
(17/11/2008)Lượt xem : 5677Đó là khẳng định của ông Kang Han Soo, Trưởng đại diện TCty Phát triển nhà ở Hàn Quốc tại Việt Nam khi trao đổi với PV Báo Xây dựng về khả năng các DN nước ngoài đầu tư vào thị trường nhà ở xã hội. Hiện TCty này đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp (TNT) ở Việt Nam. Ông Kang Han Soo cho biết, ở Hàn Quốc, mỗi năm Nhà nước xây dựng 120 nghìn căn hộ mới để cho người TNT thuê dài hạn trong khoảng 10 - 30 năm. Giá thuê bằng 50% giá thị trường.Chi tiết